Phản ứng Quốc tang Trần Đại Quang

Quốc tế

  •  Liên Hợp Quốc – Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Tổng thư ký Antonio Guterres gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình Trần Đại Quang, gọi ông là "một người bạn của Liên Hợp Quốc" và là người quảng bá cho sự phát triển của Việt Nam.[15] Trước khi bắt đầu phiên họp toàn thể thứ ba của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 ngày 21 tháng 9 năm 2018 (giờ UTC−4), Chủ tịch Đại hội đồng María Fernanda Espinosa thông báo về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đề nghị đại diện các nước tham dự phiên họp dành một phút mặc niệm.[16][17]
  • ASEAN – Ngày 25 tháng 9 năm 2018, Ban thư ký ASEAN gửi lời chia buồn đến gia đình, người thân, chính phủ và người dân Việt Nam. Tổ chức này bày tỏ sự biết ơn và tưởng niệm những đóng góp của ông cho các quốc gia thành viên.[18] Cờ rủ cũng được treo từ ngày 25 đến 27 tháng 9 năm 2018 tại trụ sở Ban thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia.[19]
  •  CubaHội đồng Nhà nước Cuba đã ra sắc lệnh quyết định tổ chức quốc tang, cụ thể Cuba sẽ để tang trong vòng hơn một ngày từ 22 tháng 9 đến 23 tháng 9, và nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 24 tháng 9. Trong thời gian cử hành quốc tang Trần Đại Quang, mọi hoạt động vui chơi, giải trí công cộng ở Cuba đều bị hủy.[20][21] Cuba cũng đã cử đoàn đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  •  Campuchia – Thủ tướng Campuchia Hun Sen dẫn đầu đoàn đại biểu Campuchia đã tới viếng.[22]
  •  Lào – Ngày 24 tháng 9, Văn phòng Thủ tướng Lào ra thông báo tổ chức quốc tang Trần Đại Quang từ ngày 26 đến 27 tháng 9. Thời gian này tại Lào sẽ dừng toàn bộ các hoạt động vui chơi giải trí, chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan công quyền tổ chức đoàn đi viếng, đặt vòng hoa và ghi sổ tang tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Viêng ChănTổng Lãnh sự quán Việt Nam ở các địa phương.[23] Đoàn lãnh đạo nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dẫn đầu là Phó chủ tịch nước Phankham Viphavanh đã đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  •  Thái Lan – Ngày 22 tháng 9, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan–ocha ra công điện chỉ đạo các cơ quan ban ngành chính phủ treo cờ rủ tưởng niệm từ ngày 24 đến 26 tháng 9.[24][25] Thái Lan cũng đã cử đoàn đến viếng.[22]
  •  Úc – Ngày 26 tháng 9, Úc tưởng niệm bằng cách treo cờ rủ tại tất cả trụ sở nhà nước và chính quyền bang trên khắp nước này,[26][27] theo quy định về việc cử quốc kỳ Úc khi nguyên thủ quốc gia mà Úc có quan hệ ngoại giao qua đời.[28]
  •  Singapore – Đoàn đại biểu Singapore do Phó thủ tướng Tiêu Chí Hiền dẫn đầu đã đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  •  Hàn Quốc – Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đã đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  •  Belarus – Đoàn Cộng hòa Belarus do Chủ tịch Thượng viện Mikhail Myasnikovich làm trưởng đoàn, đã đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  • Đoàn Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) do Tổng thư ký George Mavrikos làm trưởng đoàn, đã đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  •   Vatican – Đoàn Tòa thánh Vatican đã đến viếng.[22]
  •  Nhật Bản – Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Nikai Toshihiro đã tới viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[22]
  •  Trung Quốc – Đoàn Trung Quốc do Triệu Lạc Tế dẫn đầu đã đến viếng.[22]
  •  Indonesia – Đoàn đại biểu nước Cộng hòa Indonesia đã đến viếng.[22]
  •  Myanmar – Đoàn đại biểu Cộng hòa Liên bang Myanmar đã đến viếng.[22]
  •  Nga – Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện), bà Olga Nikolaevna Yepifanova làm trưởng đoàn đã đến viếng.[22]
  •  Hoa Kỳ – Đoàn Hoa Kỳ đã đến viếng.[22]
  •  Mozambique – Đoàn đại biểu Cộng hòa Mozambique đã đến viếng.[22]

Tổng lãnh sự các nước cũng đã đến dâng hoa tại tang lễ Trần Đại Quang.[29]

Nhận xét

  • Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Úc, nhận định: "Sau khi ông Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các bước cắt giảm cơ cấu nặng nề của Bộ này, nơi có quá nhiều tướng lĩnh được hưởng đặc quyền nhưng lại có quá ít việc để làm.[30] Rõ ràng là những quyền lợi đặc biệt mà Bộ này đã tận hưởng đang bị cắt giảm trong một nỗ lực để làm cho Bộ có trách nhiệm hơn. Những quyết định này được đưa ra trong khi ông Quang là thành viên của Bộ Chính trị. Chức năng cơ bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi nhưng bây giờ bộ này sẽ chịu sự giám sát của các quan chức cấp cao hơn."[31]
  • Báo AFP ngày 21 tháng 9 năm 2018 viết: "Mặc dù ông giữ một trong bốn vị trí hàng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Việt Nam, và chính thức giữ chức chủ tịch nước, vai trò của ông chỉ được xem là mang tính nghi lễ, chào mừng các nhà lãnh đạo đến thăm và tổ chức các sự kiện ngoại giao nhằm củng cố hình ảnh của Việt Nam trên thế giới."; "Là một thành viên của Bộ Chính trị, ông Quang có tiếng là cứng rắn và có ảnh hưởng trong guồng máy của Đảng Cộng sản, mặc dù thường xuất hiện với vẻ không thoải mái trong mắt công chúng và không được các đồng sự cao cấp của Đảng Cộng sản tín nhiệm. Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2016 trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Quang chỉ đọc một báo cáo đã được chuẩn bị sẵn và nhanh chóng được hộ tống rời khỏi phòng sau khi nhận được các câu hỏi không nằm trong kịch bản."[31]
  • Nhân vật bất đồng chính kiến, cựu nhà báo Phạm Chí Dũng bình luận: "[Di sản] đáng kể nhất của ông là thời còn Bộ trưởng Bộ Công an, tôi nghĩ là dấu ấn đáng kể nhất của ông là đã chỉ huy những chiến dịch đàn áp nặng nề đối với giới đấu tranh, hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam và bắt nhiều người. Di sản thứ hai mà ông Trần Đại Quang để lại, tôi nghĩ rằng dấu ấn lớn nhất của ông thời Bộ trưởng Bộ Công an trước khi làm Chủ tịch nước là ông đã có một chuyến đi Washington tiền trạm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng đi Washington sau đó gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Và trong chuyến đi tiền trạm đó vào tháng 3/2015, ông Trần Đại Quang đã được rất nhiều quan chức của Mỹ tiếp, kể cả quan chức của Bộ Quốc phòng, FBI, CIA,…, nhưng mà sau đó vai trò của ông mờ nhạt và mờ nhạt hẳn kể từ tháng 7/2017."[32]
  • Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng: "Ông Trần Đại Quang để lại một di sản nặng nề, là Bộ Công an, với một cuộc cải cách hay là ‘thay máu toàn diện’. Từ 12 Tổng cục giải thể hết và chỉ còn lại là các Cục, rõ ràng là hàng loạt tướng lĩnh, rồi sĩ quan cấp tá, cấp này kia ra đi phải được bố trí trở lại. Việc sắp xếp bộ máy khổng lồ như thế, rồi phong tướng, phong quan hàng loạt như thế, thì bây giờ việc bố trí như thế nào?... và những dấu hiệu tiêu cực mà bây giờ đã thành tội phạm rồi, như vụ án Vũ Nhôm, rồi một số tướng lĩnh bị điều tra tiêu cực."[32]
  • Đài CNN dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách Á Châu của tổ chức Human Rights Watch nói: "Di sản của Chủ tịch Quang là cuộc đàn áp kéo dài nhiều năm đối với quyền con người, và tống giam các tù nhân chính trị nhiều hơn so với những người tiền nhiệm."[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc tang Trần Đại Quang https://vnexpress.net/thoi-su/chu-tich-nuoc-tran-d... https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45597802 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-nguyen-q... https://skhdt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/a... https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/thong-bao-lay-y-k... https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-xin-phep-vang-mat... https://www.webcitation.org/6zBFmW99u?url=https://... https://vov.vn/chinh-tri/khoang-1500-doan-den-vien... https://laodong.vn/thoi-su/le-an-tang-chu-tich-nuo... https://nld.com.vn/thoi-su/bat-dau-le-vieng-quoc-t...